Khi nói đến việc chống thấm trong công trình xây dựng, vật liệu chống thấm gốc xi măng luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là sử dụng xi măng mà còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng. Những tiêu chuẩn này giúp đảm bảo tính chất chống thấm, mang lại độ tin cậy cho các công trình xây dựng. Hãy cùng City Life khám phá chi tiết các tiêu chuẩn đó trong bài viết này.
Chống thấm gốc xi măng là gì?
Vật liệu chống thấm gốc xi măng là hỗn hợp chứa thành phần gốc xi măng được định mức theo tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra. Vật liệu gốc xi măng chống thấm thường được sử dụng để xử lý các sự cố thấm đến từ các nguyên nhân như: nứt tường, nứt vỡ chân tường, nứt móng, nứt vỡ cổ ống, cổ trần,…
Loại vật liệu này được ứng dụng nhiều trong chống thấm, xử lý thấm dột cho các hạng mục, công trình xây dựng. Tùy từng loại vật liệu chống thấm gốc xi măng mà có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau.
Xem ngay >> Top 6 vật liệu chống thấm gốc xi măng tốt nhất hiện nay
Phân loại vật liệu chống thấm gốc xi măng
Vật liệu chống thấm gốc xi măng trong xây dựng được chia làm 4 loại sau:
- Chống thấm gốc xi măng 2 thành phần: Là hỗn hợp chống thấm gồm 2 thành phần A (chất lỏng ) và B. Trong đó thành phần A chứa nhũ tương plyme trong dung môi nước kết hợp với phụ gia. Còn thành phần B chứa hỗn hợp xi măng và chất độn. Nhà sản xuất sẽ đưa ra tỷ lệ giữa 2 thành phần này.
- Chống thấm gốc xi măng 1 thành phần: Loại này là hóa chất chống thấm gốc xi măng đã được trộn sẵn ở dạng bột hoặc dung dịch. Khi thi công sẽ dùng trực tiếp hoặc được trộn với nước.
- Vữa chống thấm gốc xi măng: Hỗn hợp có dạng như vữa, đã được trộn sẵn, đem đến nhiều công dụng chống thấm cho các bề mặt đứng, ngang.
- Sơn chống thấm gốc xi măng: Loại chống thấm gốc xi măng này dùng để chống thấm, trám trét các bề mặt tường, bê tông. Sơn có thể thi công cho các hạng mục trong nhà hoặc ngoài trời.
Các tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng
Tiêu chuẩn chung về vật liệu chống thấm
Các vật liệu chống thấm dù loại nào, áp dụng cho công trình, hạng mục xây dựng gì thì đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn được đặt ra. Điều này giúp đảm bảo kỹ thuật tốt nhất trong quá trình xây dựng.
Dưới đây là những tiêu chuẩn được áp dụng chung cho các vật liệu chống thấm trong xây dựng:
- TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum.
- TCVN 9974:2013 – Vật liệu xảm chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
- TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
- TCVN 5718:1993, Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng
TCVN 4787 : 2009, Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- TCVN 4787 : 2009 thay thế TCVN 4787 : 2001
- TCVN 4787 : 2009 hoàn toàn tương đương với EN 196-7 : 2007 Methods of testing cement – Part 7: Methods of talking and preparing samples of cement.
- TCVN 4787 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC74 Xi măng – Vôi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng TCVN 4787 : 2009 quy định thiết bị sử dụng phương pháp và quy trình để lấy mẫu xi măng đại diện cho lô hàng thử nghiệm, giúp đánh giá chất lượng xi măng trước, trong hoặc sau khi giao nhận.
Các mẫu xi măng được áp dụng chi tiêu chuẩn TCVN 4787 : 2009:
- a) theo yêu cầu đánh giá chứng nhận xi măng phù hợp với tiêu chuẩn ở mọi thời điểm. Hoặc
- b) theo yêu cầu kiểm tra khi giao nhận. Hoặc một lô xi măng so với tiêu chuẩn, các điều khoản trong hợp đồng. Hoặc các yêu cầu kỹ thuật theo đơn đặt hàng.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho việc lấy mẫu tất cả các loại xi măng. Quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm:
- a) xi măng chứa trong silô;
- b) xi măng đựng trong bao, hộp, thùng hoặc các loại bao chứa khác;
- c) xi măng rời được vận chuyển trong các phương tiện đường bộ. Trong các vagon tàu hỏa, tàu thủy v.v…
CHÚ THÍCH: Theo thỏa thuận giữa các bên, các yêu cầu của tiêu chuẩn này được áp dụng. Để kiểm tra nghiệm thu đối với các loại chất kết dính thủy lực mà chưa có tiêu chuẩn.
TCVN 7239: 2014, Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng
- TCVN 7239:2014 thay thế TCVN 7239:2003
- TCVN 7239:2014 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng TCVN 7239:2014:
Áp dụng cho bột bả tường gốc xi măng poóc lăng, dùng để cải thiện bề mặt vữa trát, bê tông, thạch cao trong nhà và ngoài trời trước khi sơn trang trí.
TCVN 9204: 2012, Vữa xi măng khô trộn sẵn không co
- TCVN 9204:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 258:2001 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- TCVN 9204:2012 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9204: 2012:
Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng TCVN 9204: 2012 áp dụng cho các sản phẩm vữa xi măng khô trộn sẵn không co, gọi tắt là vữa xi măng không co, dùng trong xây dựng.
TCVN 3121-1:2003, Vữa xây dựng
Một tiêu chuẩn vật liệu chống thấm gốc xi măng khác là TCVN 3121-1÷13:2003. Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 3121 – 79.
TCVN 3121 : 2003 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Sản phẩm bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng. Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn TCVN 3121 : 2003:
TCVN 3121 : 2003 quy định phương pháp sàng để xác định kích thước cỡ hạt cốt liệu lớn nhất của vữa tươi và vữa khô trộn sẵn.
Ngoài các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng dành cho vật liệu chống thấm gốc xi măng kể trên, còn có nhiều tiêu chuẩn khác đã và đang được áp dung cho nhóm các sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm. Việc tìm hiểu các tiêu chuẩn này là rất cần thiết đối với các kĩ sư, nhà thầu, nhằm có cái nhìn tổng quát, từ đó đảm bảo yếu tố kỹ thuật trong quá trình thi công các công trình.
Để được tư vấn chi tiết về các vật liệu chống thấm nói chung và vật liêu chống thấm gốc xi măng nói riêng, mời bạn liên hệ cho chúng tôi – CITY LIFE – HOTLINE: 0987 99 33 88.