Té ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những ca tử vong (do tai nạn) ở người già về trẻ nhỏ chỉ sau tai nạn giao thông. Một trong những yếu tố chính dẫn đến té ngã là do nền, sàn, mặt bằng hoạt động bị trơn trượt, gồ ghề. Do đó, trong bài viết này, City Life sẽ giúp bạn hiểu được sự cần thiết của việc chống trơn ở mọi nơi, đặc biệt là ở trong bệnh viện. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chống trơn trượt hiệu quả nhằm giảm nguy cơ té ngã tối đa.
Các phương pháp đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân
Thang đo nguy cơ té ngã Morse (Morse Fall Scale)
Được phát triển bởi Leonard Morse và cộng sự vào năm 1989, đây là một công cụ phổ biến để đánh giá nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Thang bảng này sử dụng 6 hoặc 7 yếu tố khác nhau để đánh giá nguy cơ té ngã, bao gồm lịch sử bệnh lý, dự đoán hậu quả, dùng gậy hoặc phụ trợ, di chuyển không ổn định, tâm thần và tình trạng lúc tỉnh táo. Kết quả được tính điểm để xác định mức độ nguy cơ té ngã.
Thang điểm đo nguy cơ té ngã Morse
Phương pháp Hendrich Fall Risk Model
Đây cũng là một công cụ đánh giá nguy cơ té ngã được phát triển bởi Judith Hendrich và đồng nghiệp vào năm 1995. Phương pháp này sử dụng 8 yếu tố để đánh giá nguy cơ té ngã, bao gồm lịch sử té ngã trước đó, dùng thuốc gây mê hoặc an thần, chức năng lâm sàng bị giảm, lực cầm nắm yếu, dự đoán tình trạng sức khỏe, cảm giác và thị lực bị giảm, rối loạn tâm thần, và chức năng đáp ứng tác động.
Cả hai phương pháp trên đều nhằm đánh giá và đưa ra điểm số để xác định mức độ nguy cơ té ngã, từ đó giúp các nhà y tế và người chăm sóc có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc can thiệp phù hợp để giảm thiểu nguy cơ té ngã đối với những người cao tuổi và những người yếu thế.
Phương pháp đo nguy cơ té ngã Hendrich
Biện pháp phòng chống té ngã ở bệnh viện
Để hạn chế tối đa việc té ngã của bệnh nhân khi di chuyển trong bệnh viện, các bệnh viện nên tiến hành lắp đặt hệ thống sang chống trơn hoặc sử dụng sơn phủ chống trơn ở 1 số địa điểm dễ trơn trượt như: nhà vệ sinh chung, phòng tắm, cầu thang,…
Ngoài ra, để phòng ngừa té ngã và không làm tổn thương cho chính mình, bệnh nhân vui lòng tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Mang giày hoặc dép chống trơn trượt mỗi khi rời khỏi giường
- Gọi điều dưỡng nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, yếu hoặc choáng váng. Bệnh nhân không nên tự đứng dậy.
- Yêu cầu hỗ trợ của nhân viên y tế khi đi vào phòng tắm.
- Sử dụng tay vịn trong phòng tắm, đảm bảo luôn mở đèn sáng.
- Chỉ sử dụng các vật không di chuyển để giúp tự ổn định. Không sử dụng cây treo dịch truyền, bàn ăn, xe lăn hoặc các vật có thể di chuyển khác.
- Nếu bệnh nhân có mang kính hoặc máy trợ thính, hãy sử dụng chúng.
- Giữ các vật cần thiết trong tầm tay, bao gồm cả chuông gọi điều dưỡng.
- Luôn nâng thanh chắn giường trong mọi trường hợp.
Việc chống té ngã, chống trơn trượt trong bệnh viện cần được xem trọng
City Life – Cung cấp giải pháp chống trơn trượt té ngã hiệu quả nhất
City Life là cơ sở cung cấp các giải pháp chống trơn trượt hiệu quả cho mọi địa điểm, mọi công trình, đặc biệt là chống trơn trượt té ngã trong bệnh viện. Chúng tôi không chỉ cung cấp các sản phẩm chống trơn trượt chất lượng cao mà còn có chuyên môn sâu trong thi công chống trơn trượt thực tế cho hàng loạt dự án lớn nhỏ trên cả nước trong suốt gần 15 năm qua.
Giá trị cốt lõi của City Life nằm ở kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu chất lượng cao. Hơn nữa là sự tận tâm, nhiệt thành, đam mê và trách nhiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp nâng cao giá trị cho mọi công trình.
Dòng dung dịch chống trơn trượt P.A.S.T hàng đầu thế giới
Liên hệ ngay cho chúng tôi:
- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ QUỐC TẾ CITY LIFE
- 73/14 Ngô Gia Tự, Long biên, Hà Nội
- 12-14 Đỗ Nguyên Thụy, TT Lim, H. Tiên Du, Bắc Ninh
- Hotline: 0987 99 33 88
- Website: https://citylife.com.vn/