Sự cần thiết của việc chống trơn trong bệnh viện

Đánh giá

Té ngã gây tử vong chiếm 5,4% tổng số các trường hợp nguy hiểm (tương đương với 198 vụ). Bài viết này giúp bạn hiểu được sự cần thiết của việc chống trơn ở tất cả mọi nơi, đặc biệt là ở trong bệnh viện. Để qua đó, giảm nguy cơ té ngã thông qua một số biện pháp chống trơn hiệu quả.

Các phương pháp đánh giá nguy cơ té ngã của bệnh nhân, ví dụ như: Thang bảng đo nguy cơ té ngã Morse và phương pháp Hendrich được sử dụng để nhận dạng bệnh nhân có khả năng té ngã dựa trên các yếu tố nguy cơ nội tại.
Công cụ này được các nhân viên điều dưỡng sử dụng rộng rãi vào thời điểm tiếp nhận bệnh nhân nhập viện. Họ cũng định kỳ cập nhật thông tin đánh giá khi đổi ca, mỗi ngày, mỗi tuần, tùy thuộc vào trình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường chỉ số thang điểm xấu sẽ cảnh báo hoặc là bệnh nhân cần được đánh giá kỹ càng hơn hoặc là các điều dưỡng can thiệp để giảm nguy cơ té ngã.

Thang điểm đo nguy cơ té ngã Morse ( Nguồn: http://qpsolutions.vn)

Điểm số được cộng và ghi nhận trong hồ sơ bệnh nhân. Mức độ nguy cơ và xử trí đề xuất (ví dụ: không cần can thiệp, can thiệp vừa phải hoặc can thiệp, nguy cơ cao) được xác định. Trong một vài trường hợp, có thể cần phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng hơn.

Lưu ý

Thang bảng điểm Morse cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh viện hoặc khoa phòng để tập trung đúng vào bệnh nhân có nguy cơ. Nói cách khác, số điểm tương ứng với mức độ nguy cơ có thể khác nhau phụ thuộc vào bạn sử dụng thang điểm này ở đâu, bệnh viện, hay nhà dưỡng lão hay ở trung tâm phục hồi chức năng. Và thậm chí mức độ cũng được định nghĩa hay quy định khác nhau trong các khoa phòng khác nhau của cùng một bệnh viện.

Biện pháp phòng chống té ngã ở bệnh viện

Để hạn chế tối đa việc té ngã của bệnh nhân khi di chuyển trong bệnh viện, các bệnh viện nên tiến hành lắp đặt hệ thống sang chống trơn hoặc sử dụng sơn phủ chống trơn ở 1 số địa điểm dễ trơn trượt như: nhà vệ sinh chung, phòng tắm, cầu thang,…

Ngoài ra, để phòng ngừa té ngã và không làm tổn thương cho chính mình, bệnh nhân vui lòng tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Mang giày hoặc dép chống trơn trượt mỗi khi rời khỏi giường
  • Gọi điều dưỡng nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, yếu hoặc choáng váng. Bệnh nhân không nên tự đứng dậy.
  • Yêu cầu hỗ trợ của nhân viên y tế khi đi vào phòng tắm
  • Sử dụng tay vịn trong phòng tắm, đảm bảo luôn mở đèn sáng
  • Chỉ sử dụng các vật không di chuyển để giúp tự ổn định. Không sử dụng cây treo dịch truyền, bàn ăn, xe lăn hoặc các vật có thể di chuyển khác.
  • Nếu bệnh nhân có mang kính hoặc máy trợ thính, hãy sử dụng chúng
  • Giữ các vật cần thiết trong tầm tay, bao gồm cả chuông gọi điều dưỡng
  • Luôn nâng thanh chắn giường trong mọi trường hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 99 33 88