SƠN SÀN EPOXY CHO TOÀ NHÀ

5/5 - (1 bình chọn)

Toà nhà là các công trình mang tính chất kinh doanh, cần thẩm mỹ cao. Do đó các sản phẩm sơn sàn toà nhà được sử dụng phổ biến như một biện pháp hiệu quả bảo vệ kết cấu sàn làm việc tối ưu hơn và vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cao.

1. Ưu điểm của Sơn sàn Epoxy toà nhà

  • Yếu tố thẩm mỹ: Sơn nền xưởng công nghiệp có màu sắc phong phú và đa dạng, phù hợp với nhiều không gian và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sàn toà nhà. Giúp đảm bảo yếu tố màu sắc phong thủy cho chủ doanh nghiệp nếu muốn. Nền xưởng không vết nứt và liền mạch.
  • Dễ lau chùi vệ sinh: Màng sơn sàn công nghiệp có độ bóng cao nên các vết bẩn khó bám chặt vào bề mặt. Từ đó việc quá trình lau chùi vệ sinh được dễ dàng hơn, không cần quá mạnh tay khi lau chùi, đảm bảo bề mặt sàn luôn phẳng mịn.
  • Chịu lực tốt: Sơn sàn công nghiệp có kết cấu màng sơn đanh chắc, chịu được các tác động ngoại lực, chống mài mòn, hạn chế xảy ra hiện tượng xước sàn hoặc bong tróc sơn gây mất thẩm mỹ. Chịu tải trọng lên đến trên 15 tần giúp các loại xe nâng hàng thoải mái hoạt động.
  • Bề mặt phẳng tuyệt đối: Màng sơn dày và có độ che phủ cao khiến cho bề mặt sàn công nghiệp phẳng hơn so với các lớp sơn tự cân bằng.
  • Tính kháng khuẩn: Sơn sàn công nghiệp có tính chất kháng khuẩn, hạn chế nấm mốc xuất hiện trên các bề mặt sàn làm việc trong môi trường yêu cầu đặc biệt vô trùng.
  • Dễ dàng thi công và sửa chữa: Các sản phẩm sơn sàn công nghiệp sử dụng dễ dàng với quy trình hướng dẫn riêng cho từng sản phẩm.
  • An toàn sinh hoạt: Tạo độ bám tốt cho người lao động và phương tiện di chuyển các phương tiện giao thông giảm thiểu tai nạn. Phân cách không gian giữa các khu vực trong nhà xưởng bằng màu sơn, đánh dấu khu vực nguy hiểm không nên lại gần, đánh dấu đường đi…
  • Tiết kiệm điện năng chiếu sáng: Sơn bóng sáng giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn, không gian sáng hơn giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng.
  • Bảo vệ kết cấu sàn bê tông: Chống chịu hóa chất, ngăn ẩm và hóa chất tác động lên nền bê tông.
  • Chống tĩnh điện: Phù hợp cho các nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử công nghệ cao.

2. Yêu cầu bề mặt khi chuẩn bị Sơn sàn Epoxy toà nhà

Trước khi tiến hành sơn sàn cần đảm bảo bề mặt sàn ổn định để tối ưu chất lượng sơn tốt nhất, cụ thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn: Sử dụng các dụng cụ vệ sinh như chổi, khăn mềm, máy hút bụi để làm sạch bề mặt sàn và đánh bay hết bụi bẩn, đảm bảo bề mặt sàn phẳng hoàn toàn.
  • Đảm bảo nền sàn khô trước khi sơn: Theo tiêu chuẩn thang đo Sovereign, độ khô sàn phải đảm bảo dưới 6% thì lớp sơn phủ lên mí đạt độ bám dính và chất lượng tối ưu nhất.
  • Bề mặt sàn ổn định: Kiểm tra xem sàn có xuất hiện các vết nứt hoặc vị trí gồ ghề hay không. Nếu có, cần phải vá lại các vết nứt và mài nhám các vị trí gồ. Sau đó dùng máy hút bụi chuyên dụng làm sạch hoàn toàn bề mặt sàn để tiến hành sơn.

Bề mặt sàn ổn định sẽ đảm bảo cho chất lượng sơn công nghiệp tối ưu nhất.

3. Các hệ Sơn sàn Epoxy toà nhà phổ biến

Hiện nay có 2 hệ sơn nền xưởng công nghiệp sử dụng Sơn sàn Epoxy toà nhà phổ biến là:

  • Sơn Epoxy hệ lăn
  • Sơn Epoxy tự san phẳng

4. Quy trình thi công Sơn sàn Epoxy toà nhà

Đối với việc thi công sơn Epoxy, người thợ thi công cần nắm vững quy trình kỹ thuật cũng như các bước hướng dẫn thi công sơn sàn Epoxy cho sàn bê tông, nền nhà xưởng, sơn tường Epoxy thì mới đảm công trình Epoxy hoàn thiện đúng chuẩn nhất.

Sau đây là các bước quy trình thi công sơn Epoxy đạt chuẩn:

Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi sơn

      Mặt sàn tiêu chuẩn yêu cầu được đổ bê tông Mác 300 trở lên, đã sử dụng máy xoa mặt để làm phẳng và đánh bóng. Về chất lượng bề mặt cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bóng như không mấp mô, không lỗ chỗ, không bị tách lớp bê tông. Ngoài ra, phải đảm bảo sàn đã được trải vải địa chống thấm, không có hiện tượng thấm ngược.

 Việc kiểm tra độ ẩm cực kỳ quan trọng. Nếu nền bê tông ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sàn Epoxy, khả năng bị bong tróc là rất cao. Nếu nền bê tông bị ẩm thì cần xử lý ngay bằng cách phủ lớp vữa cách ẩm của Sika hoặc Aica dày tối thiểu 2mm.

Bước 2: Tạo nhám, mài nhám giúp bê tông bám dính tốt với sơn lót

  • Sử dụng máy vệ sinh công nghiệp vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, tiến hành trám vá những vị trí lồi lõm, xử lý ẩm với các vị trí có độ ẩm cao trước khi tiến hành bước tiếp theo.
  • Đối với những xưởng có nhiều vị trí lồi lõm, các xưởng bị nứt bê tông, hoặc những xưởng có bê tông chưa đạt chuẩn Max, cốt nền yếu cần phải xem xét kỹ lưỡng và tuân theo một quy trình xử lý nghiêm ngặt hơn.

Bước 3: Thi công lớp Mastic

      Quy trình thi công sơn Epoxy này được một số hãng như Hempel, Nippon chú trọng để giúp sàn bê tông sạch hơn, an toàn hơn khi bị tác động bởi xe nâng, xe tải trọng,…

Lớp Mastic giúp sàn bê tông sạch và an toàn hơn
Lớp Mastic giúp sàn bê tông sạch và an toàn hơn

Bước 4: Sơn lót Sơn sàn Epoxy toà nhà

  • Sơn lót về bản chất là tạo lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bê tông. Do đó, đây cũng là khâu khá quan trọng trong một chuỗi quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, yêu cầu về bề mặt đòi hỏi phải xử lý vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng. Trong quá trình lăn phải thực hiện lăn đều đặn, tránh trường hợp bỏ sót ảnh hưởng đến chất lượng sau này.
  • Thi công không được pha quá 10% dung môi pha sơn, một số nhà thầu do tính toán lợi nhuận nên sẽ pha nhiều dung môi để tăng diện tích sơn lót và phủ lên, chẳng hạn theo định mức Sikafloor 161 thì 0,3kg/m2/lớp, nghĩa là 1kg chỉ sơn được hơn 3m2, khi pha nhiều dung môi sẽ tăng diện tích làm chất lượng sơn lót không đảm bảo.

Bước 5: Tiến hành sơn phủ

Trước khi sơn phủ phải kiểm tra kỹ bề mặt lớp lót, đảm bảo lớp lót đã hoàn toàn khô ráo. Vì sử dụng sơn sàn Epoxy 2 thành phần nên cần lưu ý về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Nếu xảy ra sơ xuất ở khâu pha sơn rất có thể sản phẩm sẽ bị lỗi, thậm chí không đông kết bề mặt.

Dùng máy đánh sơn chuyên dụng, đánh đều 2 thành phần trộn với nhau. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 -8 tiếng cho bề mặt khô mới được sơn lớp thứ 2. Nếu cẩn thận tuân theo quy trình này các bạn sẽ có được sản phẩm sơn Epoxy như ý muốn.

Sơn phủ epoxy là bước cuối cùng của quy trình thi công
Sơn phủ Epoxy là bước cuối cùng của quy trình thi công

Bước 6: Nghiệm thu – Bàn giao – Bảo hành

Nghiệm thu kết quả công trình, bàn giao cho Chủ đầu tư và xác nhận bảo hành đúng tiêu chuẩn đưa ra.

City Life chuyên phân phối các dòng sản phẩm hỗ trợ duy trì bề mặt sơn Epoxy, giúp sơn lót kháng ẩm, kháng dầu, chống bong tróc, phồng dộp U930/ Uraining, ASODUR- SG2/ Schomburg.

Để có được bề mặt sơn sàn Epoxy hoàn hảo cho mọi công trình, đòi hỏi quy trình thi công sơn Epoxy cho nền bê tông phải thật sự rõ ràng, tuân thủ và thực hiện chi tiết đến từng công đoạn nhỏ nhất theo kĩ thuật từ nhà sản xuất. Chính vì vậy các chủ đầu tư, giám sát thi công hay bất cứ ai đang quan tâm hoặc có ý định ứng dụng dòng sơn này nên nắm chắc và thực hiện tỉ mỉ tới từng công đoạn nhỏ nhất để có được sàn Epoxy như mong đợi và đồng thời tránh được những sự cố ngoài ý muốn.

City Life luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nhận thấy ở Việt Nam tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, chúng tôi đã tiên phong trong lĩnh vực thi công các dòng sản phẩm sơn Epoxy, sơn sàn công nghiệp cao cấp.

City Life chuyên cung cấp dịch vụ Sơn sàn Epoxy toà nhà với phương châm:

“An Toàn trong thi công – Chất Lượng từ vật liệu – hài lòng Kết Quả bàn giao”.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ QUỐC TẾ CITY LIFE
Trụ sở chính: Số 73/14 Ngô Gia Tự, Long biên, Hà Nội​
Chi Nhánh Bắc Ninh: Số12-14 Đỗ Nguyên Thụy, TT Lim, H. Tiên Du, Bắc Ninh​
Điện thoại: 0987 99 33 88
Website: https://citylife.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987 99 33 88